Lý Do Tại Sao Nên Chứng Nhận ISO 9001:2015

LÝ DO TẠI SAO NÊN CHỨNG NHẬN ISO 9001:2015

  • Ngày nay càng ngày càng có thêm nhiều tổ chức, doanh nghiệp lựa chọn định hướng phát triển doanh nghiệp bền vững bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng hệ thống quản lý. Theo thống kê chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 luôn là lựa chọn hàng đầu của các tổ chức, doanh nghiệp. Vậy lý do gì các tổ chức, doanh nghiệp nên chứng nhận ISO 9001:2015 và những lợi ích của ISO 9001:2015?

ISO 9001:2015 Là gì?

  • ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này được sử dụng để xây dựng và đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của các tổ chức, doanh nghiệp.
Tại sao nên chứng nhận ISO 9001:2015
  • Đầu tiên, các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu áp dụng ISO 9001:2015 để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.
  • Bên cạnh đó, do yêu cầu của luật định, áp dụng đối với một số lĩnh vực, ví dụ:
  • Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 (hiện nay là ISO 9001:2015) vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước);
  • Áp dụng hệ thống quản lý đạt chuẩn hoặc tương đương ISO 9001:2015 cho đơn vị sản xuất đăng ký chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm theo phương thức 5, quy định tại TT 28/2012/BKHCN;
  •  Áp dụng hệ thống quản lý đạt chuẩn hoặc tương đương ISO 9001:2015 cho đơn vị sản xuất phân bón, quy định tại NGHỊ ĐỊNH 108/2017/NĐ-CP về QUẢN LÝ PHÂN BÓN (chi tiết xem tại bài viết Chứng nhận hợp quy phân bón theo nghị định 108/2017/NĐ-CP);
  • Cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế phải hoàn thành việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 và hệ thống quản lý chất lượng ISO 13485 trước ngày ngày 01 tháng 01 năm 2020, quy định tại Nghị định 36/2016/NĐ-CP VỀ QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ; (chi tiết xem tại bài viết Chứng nhận ISO 13485:2016 – Quản lý chất lượng và thiết bị an toàn vệ sinh y tế);
  • Ngoài ra chứng nhận ISO 9001:2015 do yêu cầu từ khách hàng và/hoặc các bên liên quan.
  • Lợi ích của việc áp dụng ISO 9001:2015 đối với doanh nghiệp:
  • Nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ nhân viên đối với vấn đề chất lượng và và sự thõa mãn của khách hàng;
  • Hình thành văn hóa làm việc bài bản, khoa học thông qua thiết lập và áp dụng các quy trình chuẩn để thực hiện và kiếm soát công viêc; qua đó giúp phòng ngừa sai lỗi, nâng cao chất lượng và sự thỏa mãn của khách hàng;
  • Hệ thống văn bản quản lý chất lượng sẽ giúp cán bộ nhân viên mới vào việc một cách nhanh chóng và là nền tảng quan trọng để duy trì và cải tiến các hoạt động;
  • Các yêu cầu về theo dõi sự không phù hợp, theo dõi sự hài lòng của khách hàng, đánh giá nội bộ… tạo cơ hội để thường xuyên thực hiện các hành động khắc phục, phòng ngừa và cải tiến để “NGÀY HÔM NAY TỐT HƠN NGÀY HÔM QUA VÀ NGÀY MAI TỐT HƠN NGÀY HÔM NAY”;
  • Hệ thống quản lý chất lượng giúp phân định “RÕ NGƯỜI – RÕ VIỆC”, góp phần xây dựng môi trường làm việc minh bạch, chuyên nghiệp và hiệu quả;
  • Một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả là sự đảm bảo về khả năng cung cấp sản phẩm dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng một cách ổn định.
Tổ chức, doanh nghiệp nào có thể áp dụng ISO 9001:2015
  • Ngoại trừ những yêu cầu của luật định áp dụng đối với một số lĩnh vực nêu trên thì tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có tính chất tự nguyện. Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 được xây dựng để có thể áp dụng tại mọi tổ chức, doanh nghiệp không phụ thuộc phạm vi, quy mô hay lĩnh vực hoạt động.
Có thể xây dựng và chứng nhận ISO 9001:2015 cho một phòng ban/bộ phận của đơn vị không?
  • Không thể xây dựng và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng cho một phòng ban/bộ phận của đơn vị vì: Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 giúp đảm bảo cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng và luật định một cách ổn định và mong muốn nâng cao sự thoả mãn của khách hàng, vì vậy phải xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng cho tất cả các quá trình và nhân sự có liên quan tới việc đảm bảo chất lượng từ khâu tiếp nhận yêu cầu khách hàng, thiết kế, mua nguyên liệu, sản xuất/cung cấp dịch vụ, giao hàng; các quá trình hỗ trợ như tiếp nhận thông tin, đào tạo, bảo trì thiết bị, máy móc…”
Tổ chức chứng nhận ISO 9001:2015
  • Công ty Cổ phần Ecosin có nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015.

Quy Trình Và Thời Gian Chứng Nhận ISO 9001:2015

         Trước khi ra quyết định xây dựng và CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2015, tổ chức, doanh nghiệp cần tìm hiểu thật cẩn thật quy trình và thời gian chứng nhận ISO 9001:2015. Việc tìm hiểu được nguồn thông tin chính xác sẽ giúp tổ chức, doanh nghiệp đảm bảo các kế hoạch diễn ra theo đúng dự tính.
Quy trình đánh giá chứng nhận ISO 9001:2015
Bước 1: Đăng kí chứng nhận
  • Công ty cổ phần Ecosin tiếp nhận và trao đổi thông tin về đề nghị đăng kí chứng nhận ISO 9001:2015 của khách hàng.
Bước 2: Xác định phạm vi đánh giá chứng nhận
  • Xây dựng đoàn đánh giá và lên kế hoạch, nội dung công tác chứng nhận.
Bước 3: Đánh giá chứng nhận
  • Giai đoạn 1: Đánh giá sơ bộ tài liệu, xem xét sự phù hợp của tài liệu, quy trình áp dụng hiện tại của doanh nghiệp.
  • Giai đoạn 2: Ecosin đánh giá chính thức tại các địa điểm đăng ký chứng nhận (trụ sở chính, cơ sở sản xuất…) của doanh nghiệp nhằm xem xét sự phù hợp của Hệ thống quản lý hiện tại của doanh nghiệp đối với các yêu cầu của Tiêu chuẩn ISO 9001:2015.
Bước 4: Cấp giấy chứng nhận
  • Dựa trên kết quả đánh giá, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015. Trong chứng nhận doanh nghiệp nhận được sẽ ghi rõ phạm vi chứng nhận, thời hạn hiệu lực và số hiệu chứng chỉ.
Bước 5: Giám sát định kỳ, duy trì chứng nhận
  • Giấy chứng nhận ISO 9001:2015 sẽ có giá trị trong vòng 3 năm. Doanh nghiệp sẽ phải thực hiện đánh giá định kỳ tối thiểu 12 tháng một lần.
Thời gian chứng nhận ISO 9001:2015
  • Thời gian xây dựng và đánh giá chứng nhận một hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 phụ thuộc vào:
  • Sự quyết tâm và việc bố trí các nguồn lực liên quan xây dựng hệ thống quản lý chất lượng;
  • Tình trạng và mức độ đáp ứng hiện tại của tổ chức/doanh nghiệp so với các yêu cầu của ISO 9001:2015;
  • Quy mô của hệ thống và mức độ phức tạp của các quá trình (áp dụng nhiều địa điểm, công việc nhiều rủi ro, khó kiểm soát sẽ mất nhiều thời gian hơn);
  • Năng lực của cán bộ, nhân viên. Đặc biệt là những người trực tiếp tham gia xây dựng hệ thống quản lý chất lượng;
  • Thời gian trung bình để xây dựng và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng là 8-10 tháng. Ngắn có thể là 3 tháng.
Chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015 có hiệu lực trong bao lâu?
  • Thường các tổ chức chứng nhận cấp chứng chỉ ISO 9001:2015 có hiệu lực trong 3 năm.
  • Trong thời gian hiệu lực của chứng chỉ, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát định kỳ để đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và luôn có hiệu lực.
  • Chu kỳ giám sát có thể là 6 tháng, 9 tháng hoặc tối đa là 12 tháng tùy theo quy định của tổ chức chứng nhận và/hoặc thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức chứng nhận.
  • Hết 3 năm nếu vẫn muốn chứng nhận, tổ chức/doanh nghiệp sẽ phải đăng ký đánh giá lại. Cuộc đánh giá lại được tiến hành tương tự cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu. Chứng chỉ cấp lại có hiệu lực trong 3 năm.
Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 sau khi được chứng nhận
  • Để đảm bảo duy trì và cải tiến, cần thực hiện tốt ít nhất các vấn đề sau:
  • Tổ chức tốt các cuộc đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng để phát hiện những bất cập và những vấn đề cần cải tiến trong hệ thống;
  • Các lỗi phát hiện qua đánh giá nội bộ; trong quá trình giám sát, điều hành công việc; phản hồi từ khách hàng … cần được thực hiện theo đúng nguyên lý của khắc phục – phòng ngừa nhằm hạn chế hoặc ngăn ngừa lỗi tiếp tục xảy ra;
  • Khi có cán bộ, nhân viên mới tuyển dụng hoặc bố trí công việc mới cần chú ý đào tạo, hướng dẫn thực hiện các quy định của hệ thống quản lý chất lượng;
  • Hệ thống văn bản cần được điều chỉnh, cải tiến một cách kịp thời. Nếu sau 2 năm mà không thấy có yêu cầu điều chỉnh, cải tiến một tài liệu nào đó thì cần xem xét hoặc tài liệu đó không được thực hiện nghiêm túc hoặc không thực sự cần thiết;
  • Cuộc xem xét của lãnh đạo về hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng hàng năm cần xác định rõ mức độ hiệu lực của hệ thống và các công việc cần thực hiện để cải tiến hệ thống;
  • Nên bổ sung các hoạt động định kỳ của hệ thống quản lý chất lượng như đánh giá nội bộ, đánh giá từ bên ngoài của tổ chức chứng nhận, cuộc họp xem xét của lãnh đạo… vào kế hoạch chung của tổ chức/doanh nghiệp để không quên thực hiện các yêu cầu này.
Tổ chức chứng nhận ISO 9001:2015
  • Công ty Cổ phần Ecosin có nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015. 

Các Bước Chứng Nhận ISO 9001:2015 Nhanh Chóng Hiệu Quả

        Xây dựng và chứng nhận hệ thống quản lý đạt chuẩn ISO 9001:2015 không chỉ giúp cải thiện năng suất – chất lượng lao động của doanh nghiệp mà còn nâng cao hình ảnh và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Vậy quy trình chứng nhận ISO 9001:2015 có bao nhiêu bước và các bước đó là gì, hãy cũng Công ty Cổ phần Ecosin tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết này.

ISO 9001:2015 Là Gì?
  • ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này được sử dụng để xây dựng và đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của các tổ chức, doanh nghiệp. Các tổ chức, doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 nhằm chứng tỏ khả năng luôn cung cấp sản phẩm và dịch vụ đạt chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và yêu cầu về luật pháp.
Các bước chứng nhận ISO 9001:2015
Bước 1: Khảo sát thực trạng hoạt động
  • Các chuyên gia sẽ tiến hành khảo sát tình hình hoạt động, xem xét tài liệu, phỏng vấn từng phòng ban để đánh giá các mức độ đáp ứng của công ty so với yêu cầu của tiêu chuẩn.
Bước 2: Bổ nhiệm QMR, thành lập ban ISO
  • Tùy theo quy mô của doanh nghiệp, nếu lớn sẽ bổ nhiệm một thành viên trong ban giám đốc giữ vai trò QMR, được ủy quyền của lãnh đạo để xây dựng, theo dõi duy trì hệ thống. Nếu quy mô doanh nghiệp nhỏ lãnh đạo sẽ kiêm vị trí này. Các thành viên trong Công ty bao gồm đại diện các bộ phận của doanh nghiệp – Chính bạn này sẽ giữ vai trò soạn thảo tài liệu, tiến hành đánh giá hệ thống nội bộ.
Bước 3: Lập kế hoạch
  • Các chuyên gia sẽ tiến hành tìm hiểu và xem xét điều kiện thực tế về cơ sở hạ tầng, hệ thống tài liệu đang áp dụng và hoạt động quản lý tại Công ty. Trên cơ sở đối chiếu với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 để lập báo cáo đánh giá thực trạng trong đó đề cập đến thực trạng Hệ thống quản lý chất lượng hiện tại của Công ty và đề xuất, lên kế hoạch các công việc cần triển khai để đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn hiện hành.
Bước 4: Đào tạo nhận thức
  • Đào tạo nhận thức chung về tiêu chuẩn ISO 9001:2015, nhằm cung cấp cho các CBCNV:
  • Kiến thức cơ bản về bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và lợi ích của việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 đối với việc tăng cường khả năng cạnh tranh và cải tiến nội bộ tổ chức.
  • Kiến thức và kỹ năng cần thiết để lựa chọn và triển khai áp dụng một hệ thống chất lượng phù hợp và có hiệu quả đối với tổ chức/doanh nghiệp nói chung và của Cơ quan nói riêng.
  • Đào tạo nhận thức về các yêu cầu của tiêu chuẩn, nhằm mục đích cung cấp cho các CBCNV:
  • Nắm được các yêu cầu đối với văn bản của Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 trong sự liên hệ với các quá trình/ công việc đang triển khai tại mỗi đơn vị;
  • Nắm được các kỹ năng để thiết lập và viết các qui trình, hướng dẫn phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn và hoạt động của Công ty;
Bước 5: Hướng dẫn xây dựng hệ thống tài liệu
  • Về bản chất việc xây dựng văn bản Hệ thống quản lý chất lượng chính là xây dựng những quy trình chuẩn mực tác nghiệp để vận hành/ áp dụng trong thực tế dựa trên nền tảng thực tiễn đang diễn ra.
  • Căn cứ vào kế hoạch đã lập, chuyên gia sẽ:
  • Giúp Cơ quan ra thông báo và quy định cách thức tổ chức việc viết văn bản của HTQLCL cũng như trách nhiệm của trưởng phó các đơn vị liên quan trong việc xử lý các tài liệu.
  • Hướng dẫn từng cán bộ được phân công viết các tài liệu của Hệ thống quản lý chất lượng bao gồm: Các quy trình Hệ thống quản lý chất lượng (gồm 06 quy trình bắt buộc), các hướng dẫn tác nghiệp, hướng dẫn công việc, biểu bản và Sổ tay chất lượng…
  • Tổ chức góp ý các văn bản đã xây dựng để Lãnh đạo Cơ quan phê duyệt, ban hành và đưa vào áp dụng.
Bước 6: Xem xét hệ thống tài liệu
  • Các tài liệu soạn thảo hoàn tất sẽ được chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp xem xét, nếu thấy hợp lý, Lãnh đạo doanh nghiệp sẽ ký ban hành, những tài liệu chưa hợp lý sẽ được điều chỉnh cần thiết.
Bước 7: Hướng dẫn áp dụng thực tế:
  • Chuyên gia hướng dẫn từng phòng ban áp dụng các thủ tục, quy trình đã được biên soạn và giám sát việc áp dụng, chỉnh sửa nếu chưa phù hợp.
Bước 8: Đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ:
  • Khoá học nhằm đào tạo kỹ năng của một đánh giá viên bao gồm lý thuyết và thực hành để thực hiện một cuộc đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2015;
  • Các học viên tham dự và đạt tiêu chuẩn sẽ được cấp giấy chứng nhận trở thành đánh giá viên nội bộ có khả năng đánh giá hệ thống của Cơ quan mình và các đối tác trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Bước 9: Đánh giá nội bộ:
  • Đánh giá nội bộ được chia làm 2 đợt, các chuyên gia  sẽ là người đánh giá, ban ISO của Công ty đi theo để học hỏi kinh nghiệm thực tế.
  • Đợt 2, ban ISO đánh giá, chuyên gia đi theo giám sát và hỗ trợ thực hiện.
Bước 10: Khắc phục đánh giá nội bộ
  • Cuối mỗi đợt đánh giá nếu chỉ ra được các vấn đề còn tồn tại cần khắc phục. Các bộ phận liên quan có trách nhiệm khắc phục triệt để những tồn tại này. Trên cơ sở những hành động khắc phục sẽ dần hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng.
Bước 11: Xem xét của lãnh đạo:
  • Sau đợt đánh giá nội bộ lần 1, chuyên gia sẽ hướng dẫn đại diện Lãnh đạo chuẩn bị dữ liệu để tiến hành cuộc họp xem xét lãnh đạo. Theo yêu cầu ISO 9001, Ban lãnh đạo công ty sẽ xem xét hệ thống theo hướng dẫn của tiêu chuẩn ISO 9001 để nắm được tình hình hệ thống áp dụng và xem xét chuẩn bị việc chứng nhận hệ thống.
  • Cho đến trước khi chứng nhận, Công ty cần phải họp xem xét lãnh đạo ít nhất một lần, bao gồm đầy đủ các nội dung thích hợp nêu trên.
Bước 12: Đăng ký chứng nhận
  • Xét thấy hệ thống đã sẵn sàng, Công ty sẽ tiến hành việc đăng ký chứng nhận với Ecosin để thống nhất lịch đánh giá chứng nhận.
Bước 13: Đánh giá chứng nhận
  • Ecosin sẽ cử các chuyên gia có kinh nghiệm và uy tín tiến hành đánh giá chứng nhận cho Công ty.
Bước 14: Khắc phục
  • Những lỗi phát hiện trong lần đánh giá sẽ được Công ty khắc phục cho hoàn chỉnh theo yêu cầu của ISO 9001:2015. Công ty lập báo cáo về kết quả thực hiện các biện pháp khắc phục để gửi tới Ecosin.
Bước 15: Cấp giấy chứng nhận
  • Sau khi xác nhận các kết quả khắc phục là đã có hiệu lực, Ecosin sẽ ra quyết định cấp giấy chứng nhận và cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2015.
Tổ chức chứng nhận ISO 9001:2015
  • Công ty Cổ phần Ecosin có nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015.
  • Hy vọng với những thông tin chia sẻ về các bước chứng nhận ISO 9001:2015 bạn sẽ nắm rõ được các yêu cầu và cách thức triển khai cho đơn vị mình. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi thắc mắc nào vui lòng để lại comment phía dưới bài viết để được chuyên gia chứng nhận của chúng tôi tư vấn miễn phí.

Công ty Ecosin giám định máy móc thiết bị

Giám định máy móc thiết bị là sử dụng những phương pháp và trang thiết bị đo lường để đánh giá sự phù hợp của máy móc, thiết bị được kiểm tra so với chứng từ nhập khẩu như Phiếu đóng gói (P/L), Hóa đơn (Invoice) hoặc Hợp đồng cung cấp thết bị, tài liệu kỹ thuật, bản vẽ thiết kế, chế tạo.

Phân tích chi tiết chứng nhận Iso 9001

ISO 9001 là một tiêu chuẩn quốc tế để xác định hệ thống quản lý chất lượng (QMS). Nó phác thảo các tiêu chí (hoặc tiêu chuẩn) khác nhau để xác định các nguyên tắc quản lý chất lượng như tập trung vào khách hàng, tối ưu hóa khả năng lãnh đạo và quản lý trong tổ chức, cải thiện và điều chỉnh các quy trình nội bộ và phương pháp chung để cải tiến liên tục.