Chứng nhận ISO 45001:2018 – HTQL An Toàn Sức Khỏe Nghề Nghiệp

Chứng nhận ISO 45001:2018 là gì

Chứng nhận ISO 45001:2018 là chứng nhận cho hệ thống quản lý của tổ chức phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp (Occupational Health and Safety – OH & S). Áp dụng ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý thể hiện tổ chức quan tâm đến vấn đề an toàn trong nghề nghiệp của cán bộ nhân viên và người lao động, góp phần giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động.

Mục tiêu áp dụng ISO 45001:2018

– Thiết lập một hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp nhằm loại trừ hoặc giảm thiểu các rủi ro với nhân viên, hoặc các bên quan tâm, những người có thể tiếp xúc với các rủi ro về an toàn sức khỏe nghề nghiệp trong quá trình thực hiện các công việc của mình.

– Tự khẳng định sự tuân thủ với các chính sách về an toàn sức khỏe nghề nghiệp.

– Khẳng định sự tuân thủ này với các bên quan tâm, được chứng nhận bởi một bên thứ ba cho hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp của mình.

Tại sao cần chứng nhận ISO 45001:2018

Các áp lực thị trường:

– Yêu cầu bởi các khách hàng của tổ chức,

– Yêu cầu bởi cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp,

– Yêu cầu đối với việc nâng cao hiệu quả kinh tế của các hoạt động quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp nhằm tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh,

– Chuẩn bị cho xu thế hội nhập quốc tế.

Áp lực từ chủ sở hữu và cổ đông:

– Muốn các khoản đầu tư của mình “trong sạch” và “lành mạnh” về mặt an toàn sức khỏe nghề nghiệp,

– Cải thiện hành ảnh của Doanh nghiệp đối với khách hàng và các bên quan tâm.

Áp lực từ nhân viên:

– Có được môi trường làm việc an toàn,

– Đảm bảo tương lai sức khoẻ và gia đình.

Lợi ích của chứng nhận ISO 45001:2018

Về mặt thị trường:

– Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế yêu cầu sự tuân thủ ISO 45001:2018 như là một điều kiện bắt buộc,

– Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng,

– Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động an toàn sức khỏe nghề nghiệp,

– Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động, yếu tố quan trọng nhất trong một tổ chức và các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp,

– Giảm thiểu nhu cầu kiểm tra, thanh tra từ các cơ quan quản lý nhà nước.

Về mặt kinh tế:

– Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm xã hội,

– Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,

– Giảm thiểu chi phí cho chương trình đền bù tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,

– Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tại nạn, khẩn cấp.

Quản lý rủi ro:

– Phương pháp tốt trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại,

– Có thể dẫn đến giảm phí bảo hiểm hằng năm,

– Thúc đẩy quá trình giám định thiệt hại cho các yêu cầu bảo hiểm (nếu có).

Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận:

– Được sự đảm bảo của bên thứ ba,

– Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại,

– Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.

Quy trình đánh giá, chứng nhận ISO 45001:2018

Quy trình đánh giá chứng nhận ISO 45001:2018 tại Ecosin gồm 5 bước:

Bước 1: Đăng kí chứng nhận

Ecosin sẽ tiếp nhận và trao đổi thông tin về đề nghị đăng kí chứng nhận ISO 45001:2018 của tổ chức.

Bước 2: Xác định phạm vi đánh giá chứng nhận

Xây dựng đoàn đánh giá và lên kế hoạch, nội dung công tác chứng nhận ISO 45001:2018

Bước 3: Đánh giá chứng nhận

– Giai đoạn 1: Đánh giá sơ bộ tài liệu. Xem xét sự phù hợp của tài liệu, quy trình áp dụng hiện tại của doanh nghiệp.

– Giai đoạn 2: Ecosin đánh giá chính thức tại các cơ sở của tổ chức nhằm xem xét sự phù hợp của Hệ thống quản lý hiện tại của doanh nghiệp đối với các yêu cầu của Tiêu chuẩn ISO 45001:2018.

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận ISO 45001:2018

Dựa trên kết quả đánh giá, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001:2018. Trong chứng nhận doanh nghiệp nhận được sẽ ghi rõ phạm vi chứng nhận, thời hạn hiệu lực và số hiệu chứng chỉ.

Bước 5: Giám sát định kỳ, duy trì chứng nhận

Giấy chứng nhận ISO 45001:2018 sẽ có giá trị trong vòng 3 năm. Doanh nghiệp sẽ phải thực hiện đánh giá định kỳ tối thiểu 12 tháng một lần.

Chứng Nhận HACCP CODE:2003 – Hệ Thống Quản Lý Kiểm Soát Mối Nguy

Chứng nhận HACCP CODE:2003 – Hệ thống quản lý kiểm soát mối nguy là những nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, được hầu hết các đơn vị sản xuất thực phẩm tin tưởng xây dựng và áp dụng. Hãy tham khảo để hiểu dõ hơn về lợi ích và quy trình chứng nhận HACCP CODE:2003 dưới bài viết của Công ty cổ phần Ecosin nhé.

Chứng nhận HACCP CODE:2003 là gì?

Tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points – Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn) là những nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. HACCP được nhiều nước trên thế giới quy định bắt buộc áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm.

HACCP CODE:2003 giúp doanh nghiệp tập trung vào các nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm thông qua nhận diện các mối nguy, và giúp thiết lập những giới hạn kiểm soát trọng yếu đối với các điểm trọng yếu trong suốt quá trình sản xuất.

Lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng HACCP CODE:2003

Chứng nhận HACCP CODE:2003 giúp doanh nghiệp có niềm tin của khách hàng và đối tác về chất lượng sản phẩm/dịch vụ vì doanh nghiệp đã thiết lập được một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế -> từ đó khách hàng có thể tin tưởng rằng chất lượng sản phẩm sẽ được kiểm soát tốt, thực phẩm được kiểm soát điều kiện vệ sinh trong chế biến, các mối nguy gây mất an toàn đối với sức khỏe người dùng được kiểm soát và ngăn ngừa.

– Nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm của mình, tăng tính cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, nhất là đối với thực phẩm muốn xuất khẩu ra các nước khác

– Tạo lòng tin đối với người tiêu dùng về sản phẩm sạch nhất là trong thời buổi xuất hiện nhiều thực phẩm bẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe con người như hiện nay

– Được phép in trên nhãn sản phẩm sự phù hợp với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm HACCP

– Có lợi thế khi doanh nghiệp đi đàm phán, kí kết hợp đồng thương mại trong nước cũng như xuất khẩu

– Là cơ sở được hưởng chính sách ưu tiên đầu tư, đào tạo của nhà nước cũng như là của đối tác nước ngoài

– Thể hiện sự siêng năng bằng cách đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và quy định

– Nâng cao hồ sơ và uy tín của công ty

– Cơ hội tiếp thị lớn hơn

– Giảm thiểu rủi ro thực phẩm

– Bảo vệ tốt hơn khỏi các cáo buộc ngộ độc thực phẩm

– Cải thiện hiệu quả an toàn thực phẩm

– Có thẩm quyền và trao quyền cho nhân viên.

Tiêu chuẩn này phù hợp với tổ chức nào?

HACCP thích hợp với tất cả các lĩnh vực trong ngành công nghiệp thực phẩm, trong đó có các nhà sản xuất cấp 1, các cơ sở chế tạo, cơ sở chế biển, và các tổ chức dịch vụ thực phẩm, những đối tượng muốn chứng minh sự phù hợp của tổ chức mình với các yêu cầu pháp lý về an toàn thực phẩm cấp quốc gia và quốc tế.

Quy trình đánh giá chứng nhận HACCP CODE:2003

Bước 1: Đăng kí chứng nhận

Việc đầu tiên để có giấy chứng nhận thì các cá nhân, doanh nghiệp phải chuẩn bị giấy chứng nhận bản cứng. Ecosin tiếp nhận và trao đổi thông tin về đề nghị đăng kí chứng nhận HACCP của khách hàng.

Bước 2: Xác định phạm vi đánh giá chứng nhận.

Xây dựng đoàn đánh giá và lên kế hoạch, nội dung công tác chứng nhận

Bước 3: Đánh giá chứng nhận

– Giai đoạn 1: Đánh giá sơ bộ tài liệu, xem xét sự phù hợp của tài liệu, quy trình áp dụng hiện tại của doanh nghiệp

– Giai đoạn 2: Ecosin đánh giá chính thức tại cơ sở sản xuất của doanh nghiệp nhằm xem xét sự phù hợp của Hệ thống quản lý hiện tại của doanh nghiệp đối với các yêu cầu của Tiêu chuẩn HACCP CODE:2003

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận

Dựa trên kết quả đánh giá, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý kiểm soát mối nguy HACCP. Trong chứng nhận doanh nghiệp nhận được sẽ ghi rõ phạm vi chứng nhận, thời hạn hiệu lực và số hiệu chứng chỉ.

Bước 5: Giám sát định kỳ, duy trì chứng nhận

Giấy chứng nhận HACCP sẽ có giá trị trong vòng 3 năm. Doanh nghiệp sẽ phải thực hiện đánh giá định kỳ tối thiểu 12 tháng một lần.

Hiệu lực của chứng chỉ chứng nhận

Hiệu lực của Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn thực phẩm HACCP có thời hạn trong 3 năm.

Trong thời gian hiệu lực của chứng chỉ, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát định kỳ để đảm bảo hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đã được chứng nhận tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn và luôn có hiệu lực

Chu kỳ giám sát không quá 12 tháng kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận. Hết 3 năm vẫn muốn chứng nhận, tổ chức đó phải đăng ký đánh giá chứng nhận lại. Cuộc đánh giá lại được tiến hành tương tự cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu. Chứng chỉ tiêu chuẩn HACCP cấp lại có hiệu lực trong 3 năm.

Chi phí chứng nhận HACCP CODE:2003

Sau khi thu thập đầy đủ thông tin về lĩnh vực chứng nhận, số lượng phòng ban, CBNV và địa điểm. Ecosin sẽ đưa ra mức chi phí chứng nhận phù hợp nhất với từng doanh nghệp.

Chứng nhận HACCP là gì ?

Chứng nhận HACCP đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm thực phẩm. Đối với doanh nghiệp HACCP giúp nâng cao vị thế cạnh tranh và cơ hội hợp tác. Đối với người tiêu dùng HACCP giúp đảm bảo thực phẩm sạch tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên để hiểu rõ về chứng nhận HACCP thì không phải ai cũng nắm rõ được. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ chi tiết thông tin về HACCP và chứng nhận HACCP để doanh nghiệp và người tiêu dùng cùng hiểu rõ.
Chứng nhận HACCP là gì?
Chứng nhận HACCP là hoạt động đánh giá, xác nhận một tổ chức hoặc doanh nghiệp đã xây dựng và áp dụng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn phù hợp với các yêu cầu, nguyên tắc được HACCP đặt ra. Khi kết quả đánh giá là phù hợp, doanh nghiệp, tổ chức đó sẽ được cấp chứng nhận (hay chứng chỉ) HACCP. Việc chứng nhận tiêu chuẩn HACCP thường được thực hiện bởi một tổ chức chứng nhận sự phù hợp có thẩm quyền.
Tiêu chuẩn HACCP là gì?
  • Tiêu chuẩn HACCP có tên gọi đầy đủ là Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (Hazard analysis and critical control point). Đây là một hệ thống về quản lý an toàn thực phẩm được thiết kế dựa trên việc xác định, phân tích, đánh giá cũng như kiểm soát mọi mối nguy có ảnh hưởng tới mức độ an toàn vệ sinh của thực phẩm.
  • Các nguyên tắc, yêu cầu của HACCP được coi là một bản hướng dẫn có tính định hướng cho doanh nghiệp từ khâu ban đầu tới khâu tiêu thụ cuối cùng. Đồng thời, cung cấp cho doanh nghiệp các phương pháp kiểm soát, kiểm tra cơ bản cho từng công đoạn trong quy trình sản xuất, chế biến thực phẩm.
  • HACCP là một công cụ kiểm soát rủi ro về an toàn thực phẩm được thừa nhận trên phạm vi toàn thế giới. Với HACCP, doanh nghiệp có thể chủ động kiểm soát được mọi vấn đề, yếu tố có thể gây tác động tiêu cực tới mức độ an toàn của thực phẩm. Từ đó, đảm bảo đưa đến cho người tiêu dùng những thực phẩm thực sự an toàn và không gây nguy hại tới sức khỏe con người.
Bên cạnh đó có 1 tên gọi mà hay được nhiều người nhắc đến khi nói về tiêu chuẩn HACCP, đó là: tiêu chuẩn HACCP CODEX hay CODEX HACCP. Vậy HACCP CODEX là gì?
Nhận thức được tầm quan trọng của HACCP đối với việc kiểm soát thực phẩm, phiên họp thứ hai mươi của Ủy ban Codex Alimentarius, được tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ từ ngày 28 tháng 6 đến ngày 7 tháng 7 năm 1993, đã thông qua Hướng dẫn áp dụng hệ thống Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HACCP. Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế (CODEX) khuyến cáo việc nên áp dụng hệ thống Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn – HACCP kết hợp với việc duy trì điều kiện sản xuất – GMP để đảm bảo hiệu quả nhất về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn HACCP
  • Tiêu chuẩn HACCP được áp dụng rộng rãi ở mọi lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp thực phẩm. Nói cách khác, dù doanh nghiệp của bạn tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào chuỗi cung ứng thực phẩm thì đều có thể áp dụng HACCP trong việc quản lý an toàn thực phẩm.
  • Đồng thời, HACCP cũng dành cho tất cả các nhà sản xuất hay các doanh nghiệp thực phẩm muốn chứng minh khả năng của mình trong việc cung cấp những thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh cho người tiêu dùng. Cũng như chứng minh được khả năng đáp ứng được các yêu cầu của luật định, quy định hiện hành của quốc gia cùng quốc tế về thực phẩm.
Vì sao doanh nghiệp cần chứng nhận HACCP?
  • Xã hội ngày càng phát triển kéo theo sự nở rộ của không ít các dịch vụ, sản phẩm về thực phẩm. Nhưng không phải sản phẩm/ dịch vụ nào cũng đảm bảo về an toàn và vệ sinh thực phẩm. Không ít trường hợp vì tiêu thụ phải thực phẩm bẩn, kém chất lượng mà phải đối mặt với vô vàn các vấn đề về sức khỏe
  • Điều này khiến cho người tiêu dùng ngày càng lo lắng cũng như mất niềm tin vào các nhà sản xuất. Trong bối cảnh như vậy, tất cả chúng ta, bao gồm chủ trang trại chăn nuôi, trồng trọt, nhà sản xuất, chế biến thực phẩm cùng người tiêu dùng đều có vai trò cùng nghĩa vụ góp phần vào việc giảm thiểu các vấn đề về an toàn thực phẩm.
  • Một trong những giải pháp để hạn chế tình trạng thực phẩm bẩn đang bày bán tràn lan trên thị trường hiện nay chính là tiêu chuẩn HACCP. Có thể nói, tiêu chuẩn này chính là nền móng vững chắc cho việc đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, nó cũng là cơ sở của luật pháp quốc tế và thực hành sản xuất tốt trong tất cả các lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp thực phẩm.
HACCP cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp thực hiện thương mại quốc tế. Bởi chứng nhận HACCP được xem như là một bằng chứng hợp lý chứng minh tổ chức/doanh nghiệp thực hiện sản xuất kinh doanh thực phẩm đảm bảo vệ sinh theo đúng yêu cầu của pháp luật.
Bên cạnh đó, Nghị định số 15/2018/NĐCP quy định như sau:
Điều 12. Cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
  • Cơ sở đã được cấp một trong các loại giấy chứng nhận: GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực.
  • Điều này có thể hiểu là một khi các tổ chức/ doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận hệ thống HACCP thì sẽ không cần phải chứng nhận cơ sở đạt đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Lợi ích khi doanh nghiệp đạt chứng nhận HACCP
  • Khi đạt được chứng nhận HACCP, doanh nghiệp sẽ đạt được nhiều lợi ích thiết thực, điển hình như:
  • Là bằng chứng chứng minh doanh nghiệp thực hiện các cam kết về an toàn thực phẩm.
  • Là bộ công cụ hỗ trợ doanh nghiệp quản lý các khâu liên quan tới thực phẩm một cách hiệu quả.
  • Tạo dựng lòng tin cho khách hàng cùng các đối tác về mức độ an toàn thực phẩm của các sản phẩm/ dịch vụ doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh.
  • Là sự đảm bảo của doanh nghiệp với khách hàng, người tiêu dùng cùng các tổ chức chính phủ, tổ chức thương mại về hệ thống kiểm soát của doanh nghiệp đã được đặt đúng chỗ và phát huy được vai trò của nó trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Là cơ sở để doanh nghiệp giám sát hệ thống an toàn thực phẩm một cách toàn diện và có cải tiến khi thích hợp.
  • Là tiền đề để doanh nghiệp thực hiện thương mại quốc tế do HACCP là một tiêu chuẩn được thừa nhận quốc tế.